Sunday, December 31, 2000

Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy

Mỗi khi mùa mưa lũ đến người dân quê tôi lại phải chống chọi với dịch bệnh, nhất là dịch tiêu chảy. Tôi đọc sách thấy nói, khi bị tiêu chảy việc cần thiết là phải bù nước, ăn ít đi. Xin hỏi có đúng không?

Hoàng An (Lào Cai)

Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất điện giải cho nên cái cần thiết nhất là phải tìm cách bù nước. Nước để bù tốt nhất là dung dịch oresol được pha đúng liều lượng hướng dẫn. Dung dịch oresol được bán rất nhiều ở các nhà thuốc. Khi đang bị tiêu chảy, “ăn ít nhưng ăn nhiều bữa” thức ăn mềm dễ tiêu (cháo, súp) và bù đủ nước (uống theo nhu cầu) nhưng không uống nước ngọt đóng hộp.

Nhiều người khi tiêu chảy lại chỉ ăn cơm với muối trắng, cháo muối hay cháo đường. Điều này là sai lầm vì như thế sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác. Bệnh nhân tiêu chảy vẫn cần ăn đủ chất và năng lượng: đạm, khoáng chất, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục. Trẻ đang bú mẹ cần tiếp tục bú vì sữa mẹ cung cấp nước, điện giải, chất dinh dưỡng cùng những yếu tố chống bệnh; vẫn tiếp tục ăn và uống sữa bình thường, không pha loãng nhưng nên chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm cần tránh là những loại nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều đường (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt...). Nên ăn sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

BS. Văn Bàng

Làm gì khi bị khản giọng?

Em làm giáo viên cấp 2, thời gian gần đây thỉnh thoảng em bị khàn giọng mất tiếng khiến cho việc giảng dạy và giao tiếp khó khăn. Xin bác sĩ cho biết cách khắc phục và phòng bệnh.

Nguyễn Dương (Bắc Ninh)

Tình trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. May mắn là có nhiều thảo dược có thể điều trị chứng bệnh này.

Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,... dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.

Khi bị khản tiếng cần hạn chế nói, cố gắng giới hạn càng nhiều càng tốt. Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Có thể pha nước ấm với chút mật ong thì càng tốt. Đối với trường hợp có đờm thì ngâm ít lát củ hành trong nước ấm vài giờ. Đối với nam giới không hút thuốc vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên. Hằng ngày uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mát, kiêng chất kích thích, gia vị cay nóng. Để phòng tránh mất tiếng, bảo vệ thanh quản cần tránh bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần cổ, không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng.

Nếu khản tiếng kéo dài hơn hai tuần hoặc có kèm theo các dấu hiệu khác thường như: khó nuốt, khó thở, sốt cao... cần đến bác sĩ để khám và điều trị cụ thể.

BS. Nguyễn Thị Bích

Dấu hiệu mắc sốt xuất huyết

Đặng Thị Liên (danglien1297@gmail.com)

sot xuat huyet

Sốt trong bệnh sốt xuất huyết có đặc điểm là sốt đột ngột bất thình lình; Sốt cao, nhiệt độ lên tới 39-40 độ hoặc cao hơn; Sốt liên tục, liên miên ngày đêm không lúc nào ngưng, có dùng thuốc hạ sốt thì nhiệt độ cũng chỉ giảm một lát lại tăng lên. Triệu chứng xuất huyết thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày và rất đa dạng như xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…Xuất huyết dưới da biểu hiện chấm xuất thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách ngực, thắt lưng…; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu răng, đại tiện ra máu; ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo (kinh nguyệt trước kỳ). Nếu bệnh nhẹ sẽ khỏi sau 7-10 ngày... Tuy nhiên, có một số bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trở nặng có thể diễn tiến đến sốc xuất huyết rất nguy hiểm. Một số trường hợp tổn thương các cơ quan nội tạng như viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Điều cần lưu ý là có tới 4 typ virut gây sốt xuất huyết, do vậy, người bệnh mắc sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị mắc. Vì vậy, cần biết cách phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết bằng cách: nghĩ ngay đến sốt xuất huyết khi sốt liên miên, uống thuốc hạ sốt bớt rồi lại sốt, không ho, không sổ mũi, đặc biệt là đau bụng. Trường hợp của cháu đã dùng thuốc hạ sốt 2 ngày không đỡ, cần đi khám ngay tại cơ sở y tế.

BS. Trần Kim Anh

5 Yếu tố làm tăng nguy cơ suy giáp

Dưới đây là 5 yếu tố làm tăng nguy cơ bị suy giáp.

Bệnh tự miễn

Một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến của suy giáp là bệnh tự miễn trong đó cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại tuyến giáp dẫn tới giảm bài tiết hormon tuyến giáp. Trong số nhiều bệnh tự miễn, bệnh Grave và viêm tuyến giáp Hashimoto là khá phổ biến.

Thiếu i-ốt

Chế độ ăn thiếu i-ốt là một yếu tố nguy cơ gây suy giáp. Vì phần lớn mọi người hiện nay đã sử dụng muối i-ốt, nguy cơ này đã giảm nhưng ở những khu vực khẩu phần i-ốt thấp, nguy cơ này vẫn cao. Do vậy, hãy dùng muối i-ốt để giảm nguy cơ suy giáp.

Tiểu đường týp 1

Không giống tiểu đường týp 2, tiểu đường týp 1 là bệnh di truyền do tự miễn. Vì vậy, những người bị tiểu đường thanh thiếu niên có nguy cơ cao do kháng thể tự miễn.

Mãn kinh

Vì mãn kinh gây ra nhiều thay đổi hormon trong cơ thể, đặc biệt khi bạn ở độ tuổi 50, nguy cơ suy giáp cũng tăng. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể bị suy giáp tạm thời sau khi mang thai.

Thay đổi tuyến yên

Mặc dù không khá phổ biến, những thay đổi trong hoạt động của tuyến yên có thể dẫn tới giảm bài tiết hormon tuyến giáp. Nguyên nhân là vì tuyến yên điều chỉnh sự bài tiết của TSH (hormon kích thích tuyến giáp), từ đó khiến bạn tăng nguy cơ bị suy giáp.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

9 nguy cơ dễ làm khởi phát bệnh gút

Bệnh gút là một dạng đau đớn tột cùng của bệnh viêm khớp, thường ảnh hưởng đến khớp ngón cái của bàn chân và các khớp khác. Các yếu tố dinh dưỡng (chẳng hạn như thịt đỏ và rượu), có thể gây ra cơn đau gút. Tuy nhiên, một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe hoặc thói quen sinh hoạt có thể làm khởi phát cơn đau do bệnh gút.

Mất nước

Mất nước gây nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, và bệnh gút là một trong số những bệnh chịu ảnh hưởng do mất nước. “Mất nước có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và ở những người dễ bị tăng như vậy có thể đóng góp cho một đợt cấp bệnh gút” - TS. Theodore Vanitallie, giáo sư tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ cho biết. Hằng ngày, cần uống đủ nước với 6-8 ly nước lọc mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn đang mắc bệnh gút hoặc có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác của bệnh gút.

Thừa cân béo phì

Thừa cân và béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gút. Nghiên cứu cho thấy, thừa cân và béo phì tạo điều kiện hình thành bệnh gút, do kích thích cơ thể tạo ra acid uric và ngăn chặn sự bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể. Nếu thừa cân hay béo phì, giảm cân ngay có thể làm giảm nguy cơ bệnh gút. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ số khối cơ thể (BMI) ở người Nam Á nên từ 18,5 - 23. Nếu chỉ số BMI trên 23 là thừa cân và trên 25 là bị béo phì. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh là một bước quan trọng để kiểm soát lượng acid uric máu.

bệnh gútBệnh gút xảy ra do lắng đọng tinh thể acid uric kết tinh ở các khớp và làm tổn thương các khớp.

Mãn kinh

Tăng nguy cơ bệnh gút có thể là một hậu quả không mong muốn của thời kỳ mãn kinh. Nguyên nhân do estrogen - một hormon giúp thận bài tiết acid uric, giảm xuống trong và sau thời kỳ mãn kinh. Tác dụng bảo vệ của estrogen cũng là lý do phụ nữ trước khi mãn kinh ít có khả năng bị bệnh gút so với nam giới. Phụ nữ sau khi mãn kinh nên cẩn thận để tránh các yếu tố nguy cơ khác của bệnh gút. Theo một số nghiên cứu, có thể hạn chế bệnh gút bằng cách tiêu thụ cà phê và vitamin C.

Chấn thương

Một chấn thương nhỏ như va chạm ngón chân cái có thể tạo điều kiện phát triển bệnh gút. Khớp bị chấn thương làm cho acid uric dễ lắng đọng hơn và có thể dẫn đến một đợt cấp của bệnh gút. Thoái hóa khớp, thường gặp ở người lớn tuổi, cũng liên quan với bệnh gút. Vì vậy, cố gắng tránh chấn thương ngón chân hoặc ngón tay, xoắn mắt cá chân hoặc các vi chấn thương liên tục trên một khớp.

Mang giày không vừa, không thoải mái

Mặc dù vẫn chưa có một nghiên cứu về tác dụng của đôi giày với nguy cơ bệnh gút, mang giày không thoải mái không tốt cho sức khỏe, nhất là bệnh tim mạch. Nếu cơ thể đang trong tình trạng có tăng acid uric máu, mang giày chật, không vừa bàn chân và không thoải mái dễ gây những lực nén không tốt trên các khớp bàn chân, tạo điều kiện lắng đọng acid uric ở các khớp bị thương tổn kéo dài do chèn ép, dễ dẫn đến bệnh gút. Phụ nữ nên lựa chọn giày gót thấp để giảm bớt các lực ép trên các ngón chân hoặc hạn chế thời gian đi giày cao gót.

Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình là một yếu tố có tác động lớn đến nguy cơ bệnh gút nằm ngoài kiểm soát của cá nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị gút có tiền sử gia đình mắc bệnh gút. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị gút, cần phải nhận thức rõ các yếu tố nguy cơ khác, đặc biệt là khi bạn có tuổi. Đàn ông vào độ tuổi 40 có nguy cơ cao nhất của bệnh gút, phụ nữ sau mãn kinh cũng gia tăng nguy cơ bị bệnh gút. Nên tránh các yếu tố nguy cơ và thực phẩm dễ hình thành bệnh gút.

Thuốc lợi tiểu thiazide

Những loại thuốc uống này làm tăng bài tiết nước tiểu để giúp kiểm soát tăng huyết áp. Do thận kéo chất lỏng ra khỏi cơ thể kèm tăng đào thải acid uric, dẫn đến làm tăng nguy cơ tái tạo của acid uric trong cơ thể và nguy cơ gây ra bệnh gút. Thuốc lợi tiểu thiazide có thể gây ra sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Các triệu chứng của mất cân bằng bao gồm cảm giác khát nước, khô miệng, buồn ngủ, lú lẫn, co giật, tăng nhịp tim và giảm lượng nước tiểu. Tăng nồng độ acid uric do việc sử dụng các thuốc lợi tiểu thiazide có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch vành và nhồi máu cơ tim (theo HealthCentral.com).

Aspirin

Aspirin, còn gọi acid acetylsalicylic, là một thuốc kháng viêm và giảm đau có thể làm thay đổi nồng độ acid uric máu và hình thành bệnh gút. Dùng liều thấp aspirin, sử dụng không thường xuyên, có thể gây ra sự gia tăng nồng độ acid uric, nhưng với liều cao của aspirin có thể làm giảm nồng độ acid uric máu.

Thuốc chống thải ghép

Thuốc chống đào thải mảnh ghép, như cyclosporin, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gút. Các loại thuốc này làm tăng sự sống còn của người đã trải qua phẫu thuật ghép tạng, như tim, thận và tủy xương. Cyclosporine cũng có thể chữa các bệnh như viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến. Rối loạn chức năng thận có thể xảy ra khi dùng thuốc chống đào thải mảnh ghép, khi thận bị thương tổn làm mất khả năng loại bỏ hiệu quả acid uric ra khỏi cơ thể, có thể làm nồng độ acid uric máu tăng.

Acid uric là một sản phẩm từ quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Nếu cơ thể có quá nhiều purin, do khuynh hướng tự nhiên hoặc do ăn các loại thực phẩm giàu purin, dẫn đến acid uric trong máu tăng. Bệnh gút xảy ra do lắng đọng tinh thể acid uric kết tinh ở các khớp và làm tổn thương các khớp. Người bệnh có các triệu chứng đau, viêm và sưng. Ngoài ra, dùng một số thuốc hoặc tình trạng sức khỏe của cơ thể hoặc thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nồng độ acid uric máu, dễ dẫn đến bệnh gút.

TS.BS. Lê Thanh Hải

((Theo Livestrong.com và Health.com))

Hạch sưng vùng cổ gáy

Hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng không phải là hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ em, ngay cả khi không có bệnh hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Trong khi hầu hết các trường hợp hạch lympho vùng cổ gáy tự hạn chế kích thước hoặc biến mất nhưng một số vẫn có thể tồn tại lâu hơn và có thể cần quản lý chặt chẽ hơn. Trong nhóm này, các hạch lympho vùng thượng đòn có ý nghĩa đặc biệt, sự lớn lên và lan tràn của những hạch vùng này có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại vì nó thường liên quan đến ác tính và cần đánh giá cẩn thận cũng như can thiệp sớm.

Nguyên nhân xuất hiện hạch nổi ở vùng cổ gáy

Nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng hạch vùng cổ gáy là do bệnh nhiễm khuẩn. Hạch bạch huyết vùng cổ gáy nhận được dịch bạch huyết từ cổ và đầu. Khi có một nhiễm khuẩn ở đầu cổ, hạch bạch huyết sẽ thu thập và tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn. Trong quá trình này, các hạch bạch huyết có thể sưng lên cho thấy cơ thể bị nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn vùng răng lợi, cổ họng, đường hô hấp trên hoặc nhiễm virut. Các triệu chứng bao gồm đau sưng hạch và sốt. Thông thường, sưng hạch vùng cổ gáy sẽ biến mất sau khi hết nhiễm khuẩn. Nếu hạch bạch huyết vùng cổ gáy vẫn còn sưng và các triệu chứng kèm theo vẫn tồn tại kéo dài sau khi hết nhiễm khuẩn là dấu hiệu không thể xem thường.

Bệnh tự miễn dịch và các loại bệnh khác dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, có thể gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng lên. Những bệnh hệ thống như bệnh viêm khớp dạng thấp, HIV/AIDS và luput ban đỏ hệ thống (SLE). Sưng hạch cũng có thể ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết ở các vùng khác trong cơ thể.

Hạch sưng vùng cổ gáy Các hạch lympho vùng cổ gáy.

Dùng một số thuốc như carbamazepin và phenytoin có thể dẫn đến các hạch bạch huyết vùng cổ gáy bị sưng. Tiêm chủng gây ra các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng bao gồm tiêm chủng vắc-xin ngừa bệnh thương hàn, quai bị, sởi. Sưng hạch chỉ là tạm thời trong những trường hợp này.

Ung thư: Chất lỏng bạch huyết có thể thu thập và vận chuyển tế bào ung thư đến các hạch bạch huyết. Khi ung thư lan đến cổ và đầu, chúng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên. Cần sinh thiết hạch lympho để tìm nguyên nhân thực sự của sưng hạch vùng cổ gáy và can thiệp sớm.

Chẩn đoán phân biệt sưng hạch vùng cổ gáy

Các bác sĩ sử dụng các tính chất của các hạch lympho sưng để xác định nguyên nhân, cụ thể:

Các hạch bạch huyết bị sưng vì nhiễm khuẩn rất đau, mềm và di động được.

Các hạch bạch huyết do ung thư: ít hoặc không đau đớn, cứng, cố định không di động.

Một số triệu chứng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết bao gồm giảm cân, sốt, mệt mỏi và đổ mồ hôi vào ban đêm. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết trước khi kết luận chẩn đoán.

Khi nào sưng hạch vùng cổ gáy cần đến ngay bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu: Các hạch bạch huyết sưng mà không có bất kỳ bệnh lý nào đi kèm; Sưng hạch đi kèm với giảm cân, sốt dai dẳng hoặc đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm; Sưng hạch có tính chất cứng, không đau và cố định không di động; Các hạch bạch huyết vùng cổ gáy sưng đau đi kèm các vấn đề về hô hấp, khó nuốt hoặc đau họng; Sưng tấy hạch tiếp tục tăng và kéo dài 2-4 tuần.

Xử trí sưng hạch vùng cổ gáy

Các lựa chọn điều trị cho các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy thay đổi tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Nếu nhiễm khuẩn gây ra sưng hạch bạch huyết, thông thường sẽ sử dụng kháng sinh và cơ thể sẽ trở lại bình thường khi nhiễm khuẩn được giải quyết.

Rối loạn miễn dịch: Điều trị các hạch bạch huyết bằng cách điều trị bệnh chính như viêm khớp dạng thấp và luput ban đỏ hệ thống.

Ung thư: Các phương pháp điều trị được sử dụng phụ thuộc vào loại ung thư và bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Giải pháp ban đầu tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể sử dụng để điều trị các hạch bạch huyết bị sưng vùng cổ gáy, bao gồm:

Chườm nóng: nhúng một khăn lau trong nước nóng, vắt và sau đó chườm để làm giảm sưng hạch lympho vùng cổ gáy.

Thuốc giảm đau: có thể sử dụng thuốc giảm đau không cần kê toa để giảm sốt và đau. Một số thuốc giảm đau đề nghị bao gồm ibuprofen, acetaminophen.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn tình trạng sưng hạch bạch huyết vùng cổ gáy.

BS. Nguyễn Hải Lê

Loại bỏ ổ muỗi truyền sốt xuất huyết ngay trong nhà

Cửa phải có nắp đậy thật khít và chặt, nếu để hở sẽ tạo điều kiện cho muỗi sốt xuất huyết bay vào sinh sản, phát triển và truyền bệnh cho chính những người trong gia đình của mình.

Bể nước treo có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Bể nước treo có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (ảnh minh họa).

Trên thực tế, có một số hộ gia đình dùng bể nước treo bơm nước từ dưới lên nhằm tạo ra áp lực cao để nước có thể chảy qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng nhưng nếu bể chứa nước không có nắp đậy hoặc có nắp nhưng không đậy kín hay vô tình bị gió mạnh thổi làm bay nắp sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây lan bệnh. Nhân viên y tế dự phòng đã kiểm tra, giám sát thực địa phát hiện nhiều bọ gậy và lăng quăng muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết trong loại dụng cụ chứa nước sinh hoạt này. Vì vậy, để phòng ngừa các trường hợp sử dụng bể nước treo làm nơi sinh sản của muỗi, có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Polystyrene:

Đổ một lớp hạt nở polystyrene che phủ toàn bộ mặt nước với tác dụng ngăn không cho muỗi sinh sản và giảm sự bốc hơi nước. Có thể thả hạt nở vào các bể nước có ống dẫn nước ở phía dưới nhưng nếu mực nước rút xuống bằng với miệng ống thì hạt nở sẽ chui vào làm tắc ống; để khắc phục tình trạng này có thể bịt miệng ống dẫn nước bằng lưới hoặc làm miệng ống cong xuống phía dưới. Với cách thứ hai làm miệng ống cong xuống phía dưới, những chất bẩn nổi trên mặt nước của bể chứa sẽ được ngăn chặn lại không thoát vào miệng ống dẫn nước. Tuy vậy nhưng bể nước cũng cần phải đậy lại để ngăn không cho chim, chồn, sóc, chuột, thằn lằn... có thể đi trên lớp hạt nở nổi trên mặt nước.

Methoprene:

Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem là biện pháp khá an toàn xử lý nguồn nước dùng để ăn và sinh hoạt. Hoạt chất methoprene phân chia khá nhanh ở trong nước, bánh hóa chất chứa từ 1,8 đến 8% methoprene và các hạt hóa chất có những nồng độ khác nhau được sản xuất để duy trì hiệu quả lâu dài. Trong bể chứa nước, bánh hóa chất cũng có khả năng phân tán methoprene chậm và có tác dụng hiệu quả diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thời gian khoảng 5 tháng nhưng giá thành thường cao hơn loại hóa chất temephos.

Bacillus thuringiensis:

Tạo ra độc tố diệt ấu trùng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết rất hiệu quả sau khi ấu trùng muỗi ăn phải loại vi khuẩn này. Với liều lượng sử dụng bình thường, Bacillus thuringiensis không gây hại đến các loài côn trùng và sinh vật khác, kể cả con người. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng bột thấm nước và hạt, gần đây có thêm dạng bánh không mùi vị, khá an toàn để xử lý nước ăn và sinh hoạt; khi thả xuống bể chứa nước chúng có khả năng nổi trên mặt nước và phân tán chậm với hiệu quả tác dụng trong khoảng thời gian 30 ngày.

Cá diệt ấu trùng muỗi:

Một số loài cá ăn ấu trùng muỗi có thể thả vào bể chứa nước lắp đặt ở vị trí có bóng râm và không có sự thay đổi lớn về nhiệt độ. Tuy nhiên khi thả cá, cần phải cung cấp thêm cho chúng một lượng thức ăn tối thiểu và phù hợp. Cá sử dụng phải sống được trong thời gian dài với ít thức ăn và thích nghi được với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường và phải có sẵn cá để thả bổ sung vào bể nước. Thường các loại cá muỗi (Gambusia affinis) và cá guppy (Poecilia reticulata) được cho là thích hợp nhất để thả vào bể chứa nước vì chúng dễ nuôi với số lượng lớn. Ở Trung Quốc, người dân dùng loài cá trê (Clarias fuscus) đã cho có kết quả tốt vì chỉ cần thả một con cá vào bể chứa nước với dung tích từ 20 đến 100 lít nước là đủ vì cá có khả năng sống lâu nhưng nên có biện pháp ngăn không cho cá nhảy khỏi bể chứa nếu mức nước cao. Tại Somali, người dân lại thường dùng loại cá rô phi (Oreochromis spiluris) để diệt ấu trùng muỗi có hiệu quả trong các bể chứa nước và chỉ cần thả một con cá là đủ cho một bể chứa có thể tích 3 mét khối nước.

Các hộ gia đình khi thiết kế lắp đặt bể nước treo bơm nước từ dưới lên qua hệ thống ống dẫn xuống các nơi cần thiết trong nhà để sử dụng nguồn nước ăn uống và sinh hoạt cần phải lưu ý đến trường hợp bể chứa nước sẽ tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, phát triển và lây nhiễm bênh. Vì vậy nên chọn một trong các biện pháp đã được nêu trên để chủ động ngăn chặn và góp phần phòng bệnh.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Khắc Phục Chứng Kém Hấp Thu và Biếng Ăn

Những biểu hiện nhận biết trẻ kém hấp thu

Thông thường, trẻ kém hấp thu thường có những biểu hiện như sau:

- Biếng ăn, chán ăn, mất vị giác ở đầu lưỡi, họng.

- Trẻ chậm phát triển chiều cao, còi cọc, nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

- Đi ngoài phân lỏng, phân có nhiều nước, khối lượng nhiều, mùi tanh, màu nhợt, lổn nhổn, có váng nổi trên mặt nước giống như mỡ. Thường trẻ sẽ đi thành từng đợt xen kẽ với các giai đoạn bình thường.

- Đau bụng, cảm giác căng chướng, tức nặng, sôi bụng, có khi đau quặn nhẹ quanh rốn.

- Thể trạng suy sụp, sút cân, mệt mỏi, thường xuyên uể oải thiếu linh hoạt minh mẫn.

Bé kém hấp thu sẽ dẫn đến chứng biếng ăn, ăn không ngon miệng ( ảnh minh hoạ)

Các biểu hiện nói trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vì vậy, để xác định rõ trẻ có kém hấp thu hay không, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các chuyên khoa dinh dưỡng nếu trẻ có một trong các biểu hiện kể trên.

Nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ:

Bên cạnh nguyên nhân do sự thay đổi đột ngột chế độ ăn, do cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối thiếu chất này hay thừa chất kia gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể… thì các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ kém hấp thu là do cấu tạo hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa chưa vận hành được trơn tru.

Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như: khẩu phần ăn không phù hợp, cách chế biến thức ăn không đúng với lứa tuổi, thức ăn bị nhiễm khuẩn… Khi đó, hệ tiêu hóa không tiết đủ enzymes để tiêu hóa thức ăn, thức ăn ứ đọng lại thành ruột, sinh ra các vi khuẩn có hại tiêu diệt vi khuẩn có ích. Khi vi khuẩn có ích bị tiêu diệt, đường ruột bị tổn thương lại cản trở việc tiết enzymes, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Vòng luẩn ấy dẫn đến không có quá trình hấp thu hoặc hấp thu kém, gây nên tình trạng trẻ nhẹ cân, không tăng cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, kém phát triển…

Cần một giải pháp ưu việt và toàn diện đối với trẻ kém hấp thu

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Bên cạnh chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

- Đưa ra chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo, hãy cho trẻ ăn nhiều rau (ăn rau lá sẽ tốt hơn là các loại củ) để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thu.

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nên nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món . Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra các chất khó tiêu.

- Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ bị kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần có trong sữa. Vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.

- Tăng cường vận động cho trẻ. Hãy năng xoa bóp, dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ phơi nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.

- Chú trọng bổ sung phức hợp enzymes tiêu hóa gồm

Amylase: Tương tự enzyme amylase có trong nước bọt và dịch dạ dày có vai trò tiêu hóa tinh bột, cắt các liên kết trong tinh bột, chuyển tinh bột thành các dạng mạch ngắn polysaccaride và oligosaccarid và glucose. Amylase giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu tinh bột ở ruột non diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Nếu thiếu enzyme này trẻ sẽ cảm thấy khô miệng, đắng miệng, ắn không ngon và không chuyển hóa tinh bột thành loại đường.

Protease: là enzyme tiêu hóa protein trong thức ăn có vai trò cắt protein thành dạng các acid amin tự do để cơ thể hấp thu vào máu. Nếu thiếu Enzyme này trẻ sẽ bị đầy bụng khó tiêu.

Lipase: là enzyme giúp thủy phân các chất béo trong thức ăn tạo thành acid béo, glycerol, và các thành phần khác. Thiếu Enzyme này trẻ ăn các loại thịt cá và các chất giàu lipid sẽ không chuyển hóa và hấp thu được.

Lactase: là enzyme được tìm thấy ở mép ruột non, hoặc do một nhóm các vi khuẩn có lợi ở đường ruột tiết ra có vai trò phân hủy đường lactose (có trong sữa) thành glucose và galactose.Việc thiếu hoặc không có enzyme lactase gây ra tình trạng không dung nạp sữa, hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ bị tổn thương niêm mạc ruột à lâu dài dẫn đến suy dinh dưỡng, bất dung nạp sữa. Việc bổ sung lactase giúp hệ tiêu hóa dễ dàng thủy phân và hấp thu lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Đặc biệt có lợi trong trường hợp trẻ thiếu hoặc tiêu chảy gây giảm sản xuất enzyme này.

Cellulase: là enzyme có khả năng thủy phân cellulose (chất xơ). Enzyme này không có trong hệ tiêu hóa của người. Bổ sung enzyme cellulase giúp làm mềm các chất xơ có trong hoa quả, rau củ, hoặc các thức ăn chứa chất xơ khác, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, phòng ngừa táo bón.

Nếu trẻ ổn định và đủ 5 loại Enzyme trên thì cơ thể sẽ hấp thu và được cung cấp tối đa chất dinh dưỡng nên sẽ chóng lớn, tăng cân. Ngoài ra có thể bổ sung thêm kẽm để tạo vị giác thèm ăn cho trẻ.

Các ba mẹ trẻ đang rất đau đầu để giải quyết tình trạng biếng ăn cho con mình. Có rất nhiều phương pháp đã được áp dụng tuy nhiên con vẫn biếng ăn khiến việc cho bé ăn luôn là cuộc chiến và đôi khi còn gây căng thẳng trong gia đình, sau đây là các lý do và giải pháp mà chúng tôi đưa ra để giúp giải quyết dứt điểm tình trạng biếng ăn và kém hấp thu của con bạn!

9 Lý do giúp nên dùng UNI KIDDICARE cho con bạn!

1, Giúp con ăn ngon miệng một cách tự nhiên (hoạt động theo cơ chế enzyme).

2, Giúp con hấp thu dưỡng chất tối đa (Tăng cân và cải thiện thể trạng rất rõ).

3, Khi dừng dùng sản phẩm bé vẫn duy trì ăn ngon miệng (Không phụ thuộc vào thuốc).

4, Cải thiện hệ thông tiêu hóa cho bé (Cân bằng emzyme không nhữn để tiêu hóa các chất kho tiêu mà còn tạo môi trường nuôi dưỡng các hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển).

5, Giúp bé dung nạp được đường lactose trong sữa, và tiêu hóa được protein, lipid có trong thịt cá (Giúp giảm đầy bụng, không bị tiêu chảy, sống phân hoặc nôn trớ sau khi uống sữa).

6, Bổ sung chất xơ chống táo bón cho trẻ.

7, Bổ sung các acid amin và các khoáng chất giúp bé luôn khỏe mạnh, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

8, Bổ sung DHA giúp cho bé phát triển não bộ, giúp bé thông minh hơn.

9, Sản phẩm an toàn nên dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Dưới đây là những mẹo các chuyên gia khuyên bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu

Kiểm soát đường huyết

Bạn cần kiểm soát hàm lượng đường huyết nghiêm ngặt vì nó có thể gây tái phát UTI. Bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng cùng với tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc đầy đủ để giảm nguy cơ UTI.

Uống nhiều chất lỏng

Đây là mẹo giúp ngăn ngừa UTI hiệu quả. Uống nhiều nước có thể loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, do vậy giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu bạn bị bất cứ rối loạn nào về tim hoặc thận, bạn cần tư vấn bác sĩ trước khi tăng cường uống nước.

Mẹo phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu cho bệnh nhân tiểu đường

Giữ vệ sinh vùng kín tốt

Duy trì vệ sinh thích hợp có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt vì sử dụng băng trong thời gian dài có thể khiến vi khuẩn gia tăng, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu lâu và thường xuyên có thể gây nhiễm trùng đường tiểu. Do vậy, tuyệt đối không nên nhịn tiểu.

Vệ sinh đúng cách sau khi giao hợp

Phụ nữ từng có quan hệ tình dục thường dễ bị viêm nhiễm vì niệu đạo chỉ dài 4cm và vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ bên ngoài vào trong bàng quang. Do vậy, cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi có quan hệ để tránh nhiễm trùng đường tiểu

BS Thu Vân

(Theo THS)

Hè, trẻ bị “co giật cơ và âm thanh” do Smartphone tăng mạnh

Ngày 10/8, theo BS chuyên khoa Thần kinh Nguyễn Quang Vinh (khoa Nhiễm – Thần kinh), trong sáng nay, phòng khám tiếp nhận khoảng 5 ca đến khám có liên quan đến TIC. Ví dụ như trường hợp một bé nam 10 tuổi vốn bị cận thị, được gia đình đưa đến khám vì cơ quanh vùng mắt giật quá nhiều từ khi bé nghỉ hè đến nay.

Bệnh nhi đến khám tại phòng khám chuyên khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1

BS Nguyễn Quang Vinh khuyến cáo: “Sử dụng máy tính bảng, smartphone hay xem tivi nhiều quá sẽ càng làm trầm trọng thêm hội chứng TIC”. Trong ảnh: Bệnh nhi đến khám tại phòng khám chuyên khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1

“Sau khi bé được đi khám mắt, loại trừ các bệnh mắt thực thể, điều chỉnh lại kính, triệu chứng co giật này vẫn không thuyên giảm. Càng yêu cầu bé kiểm soát việc này, mắt bé càng giật mạnh. Đồng thời qua khai thác các yếu tố khởi phát, người nhà cho hay, từ khi bé nghỉ hè, do công việc gia đình bận rộn, nhờ bà ngoại trông giúp bé, nên bé hầu như chỉ ở quanh quẩn ở nhà, xem tivi và chơi game trên smartphone,” BS. Vinh cho biết.

Hội chứng TIC có rất nhiều biểu hiện đa dạng, bao gồm rối loạn giật cơ đồng thời hoặc luân chuyển như cơ mắt, cơ miệng, vai và bụng và cả rối loạn co giật âm thanh thành những tiếng “hực, hực…” như chó hộc ra từng tiếng một.

Theo BS. Vinh, hội chứng này không có nguy nhân cụ thể và hầu như không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính bảng, smartphone hay xem tivi nhiều quá trong khi trẻ đang trong thời gian trưởng thành, mắt và cơ vùng mắt bị kích thich nhiều nhất, khiến càng làm trầm trọng thêm hội chứng TIC.

Việc điều trị không có thời gian cố định, và điều trị theo từng cá nhân. Chủ yếu là thư giãn, không dùng thuốc, cai games, bớt coi hoạt hình. Nếu không được sửa chữa và điều trị kịp thời, bé có thể hình thành nên những tật xấu và khi trưởng thành những tật này làm ngoại hình của bé không được đẹp mắt.

An Quý

Chậm mọc răng và bệnh còi xương ở trẻ

Trẻ chậm mọc răng có thể do di truyền và thời điểm sinh em bé cũng quyết định thời điểm mọc răng của trẻ. Trẻ sinh đủ tháng sẽ có răng sớm hơn so với bé sinh thiếu tháng. Những em bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân cũng sẽ mọc răng chậm hơn các bé bình thường. Tuy nhiên, giới hạn mọc răng đầu tiên của trẻ là 12 tháng tuổi. Điều bạn cần quan tâm là phát hiện sớm nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng để kịp thời thay đổi chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ cho phù hợp.

Quá trình mọc răng của trẻ

Ở mỗi trẻ tiến trình mọc răng hoàn toàn khác nhau, có trẻ mọc răng sớm, có trẻ mọc răng muộn. Số răng của trẻ thông thường bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Bình thường khi trẻ được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc. Trẻ bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới trước tiên rồi đến răng cửa hàm trên, tiếp theo là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi mọc đến răng cối sữa thứ hai cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Lúc này trẻ đã được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng lúc mới 4 tháng tuổi và đến một tuổi đã mọc đầy đủ bộ răng sữa. Hoặc có trẻ không mọc một chiếc răng nào mãi cho đến khi được 2 tuổi.

Tắm nắng cho trẻ, tăng cường vitamin D, điều hòa chuyển hóa hấp thụ canxi chống còi xương.

Trong nhiều trường hợp trẻ phát triển bình thường cả về thể chất và tinh thần dù chưa mọc răng hoặc mọc răng chậm hơn so với tháng tuổi thì đó là do sinh lý. Nếu trẻ mọc răng chậm kết hợp với một số biểu hiện khác như trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng, ngủ không ngon giấc, đổ mồ hôi trộm ban đêm, thóp rộng... thường là do trẻ bị còi xương do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D và chế độ ăn nghèo canxi và phospho...

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Trẻ chậm mọc răng do bị còi xương: Những trẻ dễ có nguy cơ còi xương là trẻ sinh non, trẻ sinh đôi, trẻ nuôi bằng sữa ngoài, trẻ quá bụ bẫm, trẻ sinh vào mùa đông... Các dấu hiệu còi xương ở trẻ như: trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê; trương lực cơ nhẽo, táo bón... Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu. Việc bổ sung vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết nhưng bạn phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý cho bé dùng vitamin nói chung và canxi nói riêng vì trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn... do uống vitamin quá liều hoặc trong thời gian dài.

Trẻ chậm mọc răng do bị suy dinh dưỡng: Khi trẻ chậm mọc răng và trẻ có số đo về cân nặng và chiều cao thấp hơn trẻ bình thường với các triệu chứng của còi xương như trên là do trẻ bị suy dinh dưỡng. Chế độ ăn của trẻ ngoài việc đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo... việc hấp thu và chuyển hóa canxi thành canxi của xương phụ thuộc nhiều vào yếu tố xúc tác quan trọng nhất là vitamin D. Do đó, bạn nên cho trẻ vận động và tắm nắng buổi sáng hàng ngày trước 9 giờ. Bạn cần lưu ý, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng để tay, chân, lưng... của trẻ lộ ra ngoài, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. Đừng bỏ phí ánh nắng mặt trời - “của trời cho”. Dùng đơn thuần canxi không đủ mà phải đồng thời kết hợp cùng vitamin D.

Về mùa đông không có ánh nắng cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Vitamin D có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, phospho.

Trẻ chậm mọc răng do bị thiếu canxi: Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp trẻ thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm bú bình (kể cả những đứa trẻ bụ bẫm vẫn có thể bị thiếu canxi do nhu cầu về canxi cao hơn trẻ bình thường). Trẻ em và cả người mẹ đều có thể thiếu canxi do chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân là do người mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).

Mặt khác, tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù hợp của một chất khoáng khác là phospho. Thức ăn có nhiều loại chứa hàm lượng phospho cao nhưng lại có ít loại chứa canxi mà hàm lượng lại thấp như tôm, tép, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, rau, củ... Khi tỷ lệ phospho quá cao, trẻ hấp thụ quá nhiều phospho - sự hấp thụ canxi sẽ giảm đi.

Sự cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Nguồn cung cấp chủ yếu từ ánh sáng mặt trời chiếm tới 80%. Nếu thiếu nó sẽ bị rối loạn hấp thu và chuyển hóa canxi. Thức ăn hàng ngày (tôm, cua, cá, sữa) chứa nhiều vitamin D nhưng vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn không đủ chất béo, dù có uống vitamin D cơ thể vẫn không thể hấp thu được.

BS. Đỗ Thị Thu Nga

Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổi

Tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng tới sức khỏe. Tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp giúp người cao tuổi ngăn ngừa nguy cơ táo bón.

Những nguyên nhân gây chứng táo bón ở người cao tuổi

Nguyên nhân đầu tiên gây ra chứng táo bón ở người cao tuổi phải kể đến là việc thay đổi chế độ ăn. Người cao tuổi thường có xu hướng ăn ít chất xơ hơn do khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém. Vì lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giảm nên dễ dàng bị táo bón.

Suy giảm các hoạt động thể chất: ở người cao tuổi, do rất nhiều lý do như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, bị mắc các bệnh mạn tính như thoái hóa, viêm khớp, loãng xương; các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường; các bệnh hô hấp mạn tính như tâm phế mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, do thói quen ít hoạt động hoặc thói quen nhịn đại tiện lâu. Việc giảm hoạt động thể chất dẫn tới giảm nhu động ruột, giảm bài tiết dịch ruột gây táo bón.

Do thuốc đang được sử dụng để điều trị các bệnh mạn tính như thuốc kích thích beta-2 giao cảm. Nhóm thuốc này gây giảm nhu động ruột dẫn đến táo bón.

Bệnh trĩ: Khi bị trĩ, bệnh nhân thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì sợ đau và chảy máu. Khi nhịn đại tiện lâu và nhiều lần sẽ giảm phản xạ đại tiện gây tích trữ phân dẫn đến táo bón. Bệnh nhân càng bị táo bón, đi ngoài càng đau và càng dễ chảy máu, kết quả là bệnh nhân càng nhịn đi đại tiện và táo bón ngày càng tiến triển thành vòng luẩn quẩn.

Phòng ngừa táo bón ở người cao tuổiPolyp đại tràng là một nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Sau các phẫu thuật ổ bụng: Sự giảm nhu động ruột và cảm giác đau khi rặn dẫn đến bệnh nhân khó đại tiện kèm theo tình trạng phải ăn thức ăn tinh, ít chất xơ, lượng dịch bù không đủ làm phân khô lại, có trường hợp sờ thấy thành chuỗi cứng dọc theo khung đại tràng.

Do uống không đủ lượng nước hàng ngày: Việc này có thể do người cao tuổi bị các bệnh mạn tính như suy tim phải hạn chế nước nhưng cũng có thể do bệnh nhân bị mắc chứng tiểu đêm, bị u xơ tiền liệt tuyến nên hạn chế uống nước để đỡ đi tiểu tiện.

Do nhu động đại tràng giảm, các cơ trực tràng và cơ thành bụng yếu nên khả năng tống phân ra bị suy giảm.

Các khối u, polyp của đại trực tràng cũng là nguyên nhân gây táo bón kéo dài.

Do suy tuyến giáp: Các triệu chứng kèm theo thường là mạch chậm và phù niêm, ăn uống khó tiêu tuy không rõ rệt như ở người trẻ (thường gặp ở người từ 80 tuổi trở lên).

Nguy cơ khi bị táo bón ở người già

Nguy cơ hay gặp nhất của táo bón dài ngày là bệnh trĩ. Trĩ nội là do sự giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch trực tràng, hậu quả là mỗi lần đi ngoài ra máu tươi trong hoặc sau khi đi ngoài. Đôi khi búi trĩ thòi ra (trĩ ngoại), không tự lên được mà phải dùng tay đẩy nó lên. Động tác đẩy búi trĩ lên bằng tay rất dễ gây nhiễm khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là nhiễm khuẩn huyết.

Bên cạnh những khó chịu do bệnh táo bón gây ra, ở người già còn có nhiều nguy cơ khác có thể nguy hại đến tính mạng nếu bị táo bón. Đây là các trường hợp bệnh nhân bị các bệnh tim mạch như suy tim, bệnh mạch vành nên phải hạn chế gắng sức. Nhiều trường hợp rặn nhiều do bị táo bón dẫn đến đột tử do nhồi máu cơ tim. Gắng sức nhiều khi đại tiện cũng có thể làm vỡ các phế nang (đã giãn to) ở các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tràn khí màng phổi. Táo bón cũng có thể là yếu tố nguy cơ ở người già có tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim…

Các biện pháp khắc phục

Có nhiều phương pháp đơn giản để dự phòng và điều trị táo bón ở người cao tuổi. Đầu tiên là tập thói quen đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng. Những ngày đầu có thể cứ rèn thói quen đi đại tiện dù có muốn đi hay không. Tiếp theo là điều chỉnh chế độ ăn uống. Tạo một chế độ ăn đầy đủ về lượng, đảm bảo nhiều chất xơ như rau xanh, nguồn vitamin từ rau của quả tươi, uống đủ lượng nước theo nhu cầu. Vào buổi sáng, khi dạ dày rỗng, nên uống nước ấm hoặc nước có pha mật ong để kích thích nhu động ruột. Lượng nước uống có thể nhiều hơn bình thường một chút và không chờ có cảm giác khát mới uống do ở người cao tuổi, cảm giác khát có thể bị suy giảm.

Tăng cường các hoạt động thể chất phù hợp với sức khỏe để tăng cường trương lực cơ bụng. Hàng ngày nên tập cơ bụng bằng cách xoa từ hạ sườn phải sang hạ sườn trái xuống hố chậu trái để tăng cường nhu động ruột.

Điều trị tốt các bệnh mạn tính kèm theo hoặc các bệnh là nguyên nhân gây táo bón như suy giáp. Chú ý tới tác dụng phụ gây táo bón của một số loại thuốc như thuốc giãn phế quản.

Luôn giữ cho tinh thần được sảng khoái, vui vẻ, giảm stress.

Cuối cùng, có thể dùng các thuốc nhuận tràng giúp cho việc đại tiện được dễ dàng. Cá biệt có trường hợp táo bón quá nặng phải dùng phương pháp thụt tháo để tống phân ra ngoài.

TS.BS. Vũ Đức Định

Triệu chứng âm thầm báo hiệu bệnh ung thư túi mật

Vàng da

Vàng da, vàng mắt là triệu chứng dễ quan sát thấy. Nếu bạn chú ý thấy da hoặc mắt có màu sắc bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ. Ung thư túi mật thường gây ứ mật, dẫn đến vàng da.

Đau bụngkéo dài

Bạn nghĩ rằng đau bụng chỉ đơn giản là do khó tiêu hoặc đau bụng kinh. Tuy nhiên, nếu bạn khó chịu ở vùng bụng trên bên phải thì đó có thể là một dấu hiệu của ung thư túi mật. Đau chói kéo dài ở một vị trí trên bụng là điều đáng quan tâm.

Bạn cảm thấy giống như bịcảm cúm

Buồn nôn và nôn nếu đi riêng rẽ thì không phải là dấu hiệu của ung thư túi mật. Nhưng nếu chúng đi cùng những triệu chứng khác như đau bụng trên và vàng da thì đó có thể là chỉ điểm của bệnh lí về túi mật. Nếu bạn chú ý thấy các triệu chứng giống như cảm cúm đi kèm với những triệu chứng kín đáo khác, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ.

Chướng bụng

Nếu bạn bị đầy hơi nhiều thì đó có thể là dấu hiệu kín đáo của ung thư túi mật. Theo Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ, một số bác sĩ có thể cảm nhận thấy túi mật to chỉ cần qua thăm khám lâm sàng. Họ có thể sử dụng siêu âm để đánh giá túi mật và xác định ung thư nhanh chóng.

Sỏi mật

Thành phần của sỏi mật gồm mật, cholesterol, canxi, có thể gây cản trở chức năng của túi mật. Tiền sử sỏi mật sẽ làm tăng nguy cơ ung thư túi mật. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã từng bị sỏi mật thì bạn cần ý thức nhiều hơn về những dấu hiệu kín đáo khác của ung thư túi mật.

Sụt cân (mà không do chế độ ăn uống hoặc luyện tập)

Có thể là bình thường khi bạn cảm thấy không ngon miệng. Nhưng nếu bạn chán ăn kéo dài và sụt cân thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, chán ăn là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của loại ung thư kín đáo này.

Tiền sử gia đình bị ung thư túi mật

Nghiên cứu được công bố năm 2013 trên tạp chí Gut chỉ ra rằng ung thư túi mật có liên quan nhiều đến di truyền. Theo một nghiên cứu được tiến hành trên 10,2 triệu người Thụy Điển, những người có tiền sử gia đình bị ung thư túi mật có nguy cơ cao phát triển bệnh. Vì vậy, điều quan trọng cần nhớ tiền sử gia đình luôn luôn là một yếu tố kín đáo ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong tương lai.

BS. Trần Thanh Thanh – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Hay ợ hơi có phải trào ngược dạ dày

Em 35 tuổi, cách đây khoảng 6 tháng em có cảm giác vướng ở cổ họng phía trên yết hầu, hay ợ hơi và mỗi lần ợ thì cảm giác vướng giảm hẳn. Em có đi khám nội soi, bác sĩ nói chỉ sưng đỏ ở phần hạ họng. Vậy em bị bệnh gì? cách điều trị?

Nguyễn Anh Khoa(nguyenkhoa@gmail.com)

Bệnh cảnh mà bạn mô tả hay gặp trong bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Dịch vị trào từ dạ dày lên thực quản và hạ họng gây ra cảm giác vướng, tức nặng phía sau cổ họng kèm theo ợ hơi ợ chua. Để điều trị bệnh lý này trước tiên bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng cũng có thể khám chuyên khoa ung thư để chẩn đoán xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản thông qua soi tai mũi họng và soi dạ dày thực quản. Sau khi có chẩn đoán xác định, điều trị bệnh bằng các thuốc ức chế tiết axit của dạ dày và một số thuốc điều trị căn nguyên nhiễm khuẩn. Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng liên quan đến chế độ ăn uống, ăn quá no cũng như hay nhịn đói, ăn uống cay nóng nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần quan trọng vào điều trị bệnh lý này.

BS. Trần Quang Nhật

Viêm họng cấp ở trẻ có nguy hiểm?

Viêm họng cấp do virus

Có đến 70 – 80% viêm họng ở trẻ em là do virus. Các virus gây viêm họng chủ yếu là influenza virus, rhino virus và adeno virus. Đặc điểm của viêm họng virus là sốt, đau họng, chảy mũi, ho nhẹ. Với các biểu hiện này thì các bà mẹ không thể phân biệt được là viêm họng virus hay vi khuẩn. Thăm khám có thể giúp bác sĩ phân biệt được một phần: viêm họng virus họng thường đỏ, hoặc niêm mạc hồng, lưỡi vẫn hồng và ướt, miệng không hôi, amidan và thành họng không có mủ, mũi dịch trong, trẻ có thể có ho nhẹ nhưng phổi nghe êm, tiếng thở bình thường. Kỹ càng hơn nữa làm xét nghiệm máu sẽ không thấy hiện tượng tăng bạch cầu, và phản ứng viêm CRP không tăng. Xét nghiệm máu có thể thấy phản ứng dương tính với các virus cúm...

Khám họng cho bệnh nhi

Thông thường thì không cần dùng kháng sinh trong điều trị viêm họng do virus vì kháng sinh không có tác dụng đối với virus. Các thuốc kháng virus là không thực sự cần thiết, trừ một vài đợt dịch virus cúm nguy hiểm tỉ lệ biến chứng cao. Viêm họng virus thông thường chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng: hạ sốt, bù nước và điện giải do sốt cao mất nước, giảm ho, dinh dưỡng tốt, trẻ cần được nghỉ ngơi, cách ly. Thông thường bệnh sẽ ổn định sau 5-7 ngày. Tuy nhiên không vì thế mà cho rằng viêm họng cấp virus là không nguy hiểm như viêm họng vi khuẩn, mà chúng ta phải luôn đề phòng các biến chứng của viêm họng do virus như viêm phổi do virus, viêm não màng não, hoặc bội nhiễm dẫn đến viêm mũi họng do vi khuẩn sau đợt viêm do virus, từ đó có thể dẫn đến bội nhiễm viêm phổi, viêm phế quản. Vì vậy nguyên tắc chung điều trị viêm họng do virus là điều trị triệu chứng và theo dõi sát đề phòng các biến chứng.

Viêm họng cấp do vi khuẩn

Chiếm khoảng 20-25% các viêm họng trẻ em. Biểu hiện chung vẫn là đau họng, sốt và có thể có ho nhẹ. Tuy nhiên khi thăm khám các bác sĩ sẽ thấy bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, miệng thường hôi, thành họng và amidan ngoài sưng nề đỏ sẽ có các nốt chấm mủ trắng bẩn, đặc biệt là ở amidan. Các nốt mủ trắng này là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt viêm họng vi khuẩn và virus trên lâm sàng. Ngoài ra, các xét nghiệm sẽ có thể giúp ta phân biệt như bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng rõ rệt. Đặc hiệu nhất là quệt họng tìm vi khuẩn là giá trị vàng và giúp cho cả việc điều trị bằng kháng sinh đồ. Tuy nhiên trong thực tế lâm sàng điều trị thì thường chỉ cần dựa vào thăm khám và xét nghiệm máu là đủ.

Khi đã xác định viêm họng vi khuẩn cần dùng kháng sinh ít nhất là 7 ngày. Ngoài ra, cần phối hợp với điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng, chú ý bù nước và điện giải khi có sốt cao kéo dài. Các biến chứng cần đề phòng là áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản phổi.

Một số lưu ý

Trong các vi khuẩn gây viêm họng cấp ở trẻ em cần lưu ý viêm họng cấp do liên cầu. Bệnh do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A gây ra. Đây là một viêm họng nguy hiểm vì có biến chứng sang viêm khớp cấp, viêm màng trong tim cấp hoặc mạn tính gây hẹp hở van tim, viêm cầu thận cấp... Do cấu tạo vỏ của vi khuẩn gần giống cấu tạo của tổ chức liên kết (bao khớp, màng tim, màng thận...) khi bị nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể phản ứng sinh ra kháng thể chống vi khuẩn đồng thời kháng thể này cũng dung giải luôn chính tổ chức của mình gây nên bệnh thấp khớp cấp, viêm cầu thận, viêm màng tim (thấp tim)... Triệu chứng lâm sàng thường không có khác biệt nhiều với các viêm họng cấp khác. Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm nuôi cấy hoặc soi tươi dịch họng thấy có liên cầu khuẩn.

Như vậy phần lớn các viêm họng cấp ở trẻ em là do virus gây ra. Thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu có thể giúp chúng ta phân biệt được viêm họng virus và vi khuẩn. Tránh lạm dụng kháng sinh trong viêm họng không chỉ giúp trẻ khoẻ mạnh, nhanh khỏi bệnh mà còn làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh cho bản thân trẻ và cộng đồng. Hết sức lưu ý viêm họng ở các trẻ sơ sinh, đẻ non, suy dinh dưỡng và mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì đây là đối tượng sức đề kháng yếu, dễ xảy ra các biến chứng do viêm họng gây ra như viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm não, màng não, nhiễm trùng máu. Dinh dưỡng tốt cho trẻ, tránh lạnh, khói bụi, tiêm chủng đầy đủ là cách phòng ngừa hiệu quả viêm họng, đặc biệt là trong dịp thời tiết chuyển mùa.

ThS. Lê Đình Hưng


Các biến chứng do thừa cân béo phì trẻ em

Thế nào là thừa cân béo phì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là thước đo thừa cân và béo phì, nó cung cấp một cách thức đo liên quan đến trọng lượng và chiều cao. Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra xem liệu trọng lượng cơ thể của con bạn có gây ra các vấn đề về sức khoẻ hay không, bằng cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng, BMI và nếu cần, có thể bổ sung các xét nghiệm khác.

Nếu bạn lo lắng về việc tăng cân quá nhiều ở con, thì hãy thảo luận với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử phát triển và sự phát triển hiện tại của con bạn cũng như lịch sử cân nặng trong gia đình, trong khu vực con bạn sinh sống và so sánh với bảng xếp hạng tăng trưởng. Điều này có thể giúp xác định xem trọng lượng của con bạn có trong phạm vi không lành mạnh hay không.

Không ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao

Nguyên nhân nào?

Các vấn đề về lối sống như vận động quá ít và ăn quá nhiều calo từ thực phẩm và đồ uống là những yếu tố chính gây nên béo phì ở trẻ em. Nhưng các yếu tố di truyền và hormon cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những thay đổi trong hormon tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu thông báo cho bạn biết bạn đã ăn đủ hay chưa. Cụ thể:

Chế độ ăn

Thường xuyên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như thức ăn nhanh, bánh nướng và đồ ăn nhẹ công nghiệp, có thể dễ dàng khiến con bạn tăng cân. Kẹo và món tráng miệng cũng có thể gây tăng cân và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đồ uống có đường, bao gồm cả nước ép trái cây, là thủ phạm của chứng béo phì ở một số người.

Ít tập thể dục

Trẻ em không tập thể dục thường có xu hướng tăng cân vì không đốt cháy nhiều calo. Quá nhiều thời gian dành cho các hoạt động tĩnh tại như xem truyền hình hoặc chơi trò chơi điện tử, cũng góp phần gây ra sự cố béo phì.

Nên tập thể dục thường xuyên, tránh thời gian cho các hoạt động tĩnh tại

Các yếu tố gia đình

Nếu con bạn đến từ một gia đình có người thừa cân, nguy cơ thừa cân ở trẻ sẽ nhiều hơn. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường gia đình có thói quen ăn nhiều thực phẩm có lượng calo cao và hoạt động thể chất không được khuyến khích.

Yếu tố tâm lý

Gây căng thẳng cá nhân và gia đình có thể làm tăng nguy cơ béo phì của trẻ. Một số trẻ em cảm thấy quá sức để đối phó với các vấn đề hoặc với những cảm xúc tiêu cực, chúng ăn để giảm stress hoặc để chống lại sự nhàm chán. Cha mẹ chúng có thể cũng có xu hướng tương tự.

Các yếu tố kinh tế xã hội

Người dân ở một số cộng đồng có nguồn lực hạn chế có thể phải lựa chọn thức ăn tiện dụng trong siêu thị và có chất bảo quản, chẳng hạn như đồ đông lạnh, bánh quy.... Ngoài ra, không phải nơi sinh sống nào cũng có địa điểm an toàn để tập thể dục.

Các biến chứng do thừa cân béo phì

Biến chứng về thể chất

Tiểu đường týp 2 là một biểu hiện ảnh hưởng đến cơ thể con bạn. Béo phì và lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.

Hội chứng chuyển hóa

Nhóm điều kiện này có thể làm cho con bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các vấn đề sức khoẻ khác. Chúng có thể gây huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp (cholesterol tốt) và mỡ bụng tích tụ quá mức.

Cholesterol và huyết áp cao

Một chế độ ăn uống ít dinh dưỡng có thể khiến con bạn mắc một hoặc cả hai điều kiện trên. Những yếu tố này có thể tăng sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Những mảng bám này là nguyên nhân thu hẹp và xơ cứng động mạch, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ sau này.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)

Rối loạn này - thường không có triệu chứng - gây ra mỡ tích tụ trong gan. NAFLD có thể dẫn đến sẹo và tổn thương gan.

Các biến chứng xã hội và cảm xúc

Hành vi và các vấn đề học tập

Trẻ thừa cân có khuynh hướng lo lắng nhiều hơn và các kỹ năng xã hội kém hơn so với trẻ bình thường. Những vấn đề này có thể dẫn đến trẻ em bị thừa cân hay có hành động quá khích và quậy phá lớp học của chúng một cách cực đoan hay có khi lại rút lui vào thế giới thu nhỏ của mình do bi quan.

Lòng tự trọng thấp và bị bắt nạt

Trẻ em thường trêu chọc hoặc bắt nạt những người bạn quá cân của mình. Những điều này thường đụng chạm đến lòng tự trọng và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Lòng tự trọng thấp có thể tạo ra cảm giác tuyệt vọng, có thể dẫn đến trầm cảm ở một số trẻ em bị thừa cân.

Mai Hương

(Theo Mayo Clinic Staff)

Phòng tái phát viêm phế quản mạn tính

Phế quản là một phần của hệ hô hấp được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia ngang mức đốt sống ngực 4, 5. Hai phế quản chính tạo với nhau một góc 70 độ. Phế quản chính phải thường to hơn, ngắn hơn, dốc hơn nên thường dị vật lọt vào phổi phải và dễ bị nhiễm trùng hơn. Sau các phế quản chính là các tiểu phế quản, phế quản tận cùng nối với phế nang. Phế quản có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi vừa là đường ra của khí thải từ phổi tức là đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Đặc điểm của phế nang là có vô số mao mạch nhỏ li ti tạo thành một mạng lưới dày đặc làm nhiệm vụ trao đổi khí. Cùng với các mạch máu là các dây thần kinh có chức năng điều khiển các cơ trơn phế quản làm cho phế quản co thắt lại hoặc giãn ra. Toàn bộ mặt trong của phế nang và các phế quản có niêm mạc được bao phủ bằng lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển nhằm đưa các dị vật lọt vào ra ngoài.

Nguyên nhân

Viêm phế quản mạn tính ở NCT rất đa dạng, thêm vào đó là do sức đề kháng giảm, vì vậy, các tác nhân gây bệnh có cơ hội phát triển dễ dàng hơn. Thực ra, cho đến nay chưa xác định được nguyên nhân chắc chắn gây viêm hế quản mạn tính, tuy vậy, có những yếu tố nguy cơ đã được xác nhận, đó là, do tuổi tác. Tuổi càng cao, đa số sức đề kháng càng giảm, trong khi đó vai trò gây bệnh của vi sinh vật luôn rình rập. Đó là những người sống trong môi trường không khí bị ô nhiễm, nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, đông người, nhất là người có tuổi cao khi mắc bệnh viêm phế quản mạn tính rất dễ tái phát. Hoặc luôn luôn tiếp xúc với khói, bụi (khói bếp, bụi than, bụi đường, bụi của các khu công nghiệp chế biến...). Đó là, sự dinh dưỡng không đầy đủ, hút thuốc, nghiện rượu, bia, đang mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính (viêm mũi, viêm họng, viêm xoang…) hoặc bệnh mạn tính của đường hô hấp dưới (hen suyễn, giãn phế quản, khí phế thũng…) không được chữa trị đến nơi đến chốn. Viêm phế quản mạn tính còn liên quan mật thiết đến hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào), do tác động của khói thuốc, và các chất độc trong khói thuốc làm cho phế quản luôn luôn bị tổn thương khó hồi phục.

viem phe quan man tinhĐặc điểm của viêm phế quản mạn tính

Đặc điểm của viêm phế quản mạn tính là gì?

Được gọi là viêm phế quản mạn tính khi người bệnh có biểu hiện ho, khó thở và khạc ra đờm (nhầy, mủ) tối thiểu ba tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp.

Viêm phế quản mạn tính thường có ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu, người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài, gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày/đêm có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn. Mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự làm cho người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

Hậu quả

Đó là bệnh gây nên rối loạn hô hấp, tuần hoàn và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bệnh rất dễ tái phát nhất là mỗi lần thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh đột ngột, ẩm ướt, mưa nhiều…

Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. Loại lành tính chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ, ít khi gây suy hô hấp, loại viêm phế quản mạn lành tính chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 90%). Loại ác tính chiếm tỉ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và nhưng gây nên hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn.

Phòng tái phát như thế nào?viem phe quan man tinh

Tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở

Để phòng tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí luôn được lưu thông. Cần cải thiện môi trường sống từ nhà ở cho đến môi trường xung quanh, làm sao để sạch nhà, sạch đường, sạch phố. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện, bếp từ, cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Người nghiện thuốc cần phải bỏ càng sớm càng tốt. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ. Tránh lạnh đột ngột, khi thời tiết chuyển mùa, nhất mưa nhiều, lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, ngực.

PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU

Nguyên nhân đau nửa đầu

Phạm Thị Thanh Hiền (thanhhien@gmail.com)

Bệnh đau nửa đầu là một trong những chứng bệnh thần kinh, còn có các tên gọi “đau đầu dị thường” hoặc Migraine. Theo thống kê trong các chứng đau đầu thường gặp hàng ngày thì đau nửa đầu (Migraine) có tỷ lệ cao nhất. Vị trí đau một bên thay đổi, có thể khu trú mọi vị trí trên sọ mặt nhưng thường ở vùng thái dương. Tần số thường từ 1-2 cơn/ tuần, nếu bệnh nhân có hơn 8 cơn/tháng thì nên thận trọng (có thể do bệnh lý ở não). Biểu hiện: đau xuất hiện bất kỳ nhưng có thiên hướng xuất hiện vào các buổi sáng. Nhiều bệnh nhân có cơn đau khi thay đổi thời tiết, mất ngủ hoặc ngủ dài hoặc ngắn hơn bình thường, khi ăn một số thức ăn nhất định, sau khi uống rượu, bia, nhìn ánh sáng chói. Các bệnh nhân nữ thường có cơn đau vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng… Có thể có các triệu chứng tiền triệu như rối loạn vận động, cảm giác, ngôn ngữ, hoặc các triệu chứng thân não (chóng mặt, nói ngọng, thất điều, bại tứ chi, nhìn đôi). Đau tăng khi hoạt động, vận động cơ thể, đỡ đau khi nghỉ ngơi trong buồng tối; bệnh thường có tiền sử gia đình. Trường hợp đau dữ dội một bên hốc mắt và/ hoặc thái dương, kèm theo ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau ở cùng bên đầu đau: sung huyết kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi; sung huyết niêm mạc mũi, chảy mồ hôi mặt và trán, co đồng tử, sụp mi, phù nề mi mắt; tần số cơn từ 2 ngày 1 cơn đến 8 cơn 1 ngày còn gọi đau đầu chuỗi. Chị nên khám ở chuyên khoa thần kinh để được kê đơn điều trị.

BS. Vũ Ngọc Anh

Bệnh ở túi mật và cách phát hiện sớm

Để duy trì sức khỏe cho bộ phận này chúng ta không chỉ cần một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh mà còn cần phải có kiến thức để phát hiện sớm bệnh của túi mật.

Nhiệm vụ của túi mật

Túi mật là một túi nhỏ, nằm dưới gan ở 1/4 trên (bên) phải của bụng, có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

Bệnh thường gặp ở túi mật

Bệnh túi mật thường gặp nhất là sỏi túi mật, kế đến là polyp túi mật. Ngoài ra còn có các bệnh u lành, u ác, viêm không do sỏi, xoắn, rối loạn vận động... Có rất nhiều trường hợp bệnh túi mật không có triệu chứng gì khó chịu khiến bệnh nhân phải đi khám bệnh. Những triệu chứng của các loại bệnh túi mật có thể xảy ra là: đau ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị (vùng chấn thủy), cơn đau có thể xảy ra nhanh, đột ngột hoặc kéo dài dai dẳng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ sẽ càng tăng hơn sau những bữa ăn có nhiều chất béo; rối loạn tiêu hóa, sốt... Và tùy từng bệnh cụ thể mà có những biểu hiện rõ rệt.

Bệnh ở túi mật và cách phát hiện sớmSỏi túi mật, viêm túi mật thường gây đau quặn bụng.

Sỏi túi mật: Sỏi túi mật là sự kết tụ các thành phần có trong dịch mật mà chủ yếu là cholesterol, bilirubin (sắc tố mật), canxi. Tỷ lệ dân số có sỏi túi mật tăng theo tuổi. Tại Việt Nam, hiện nay, với việc áp dụng phổ biến siêu âm bụng vào chẩn đoán, tỷ lệ sỏi túi mật đơn thuần được phát hiện chiếm 58-71% sỏi đường mật nói chung. Khi bị sỏi mật, khoảng 30% trường hợp có sỏi túi mật là có triệu chứng. Triệu chứng của sỏi túi mật thường gặp nhất là cơn đau quặn mật (86%), với các đặc điểm sau: Những cơn đau riêng biệt kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. Đau xảy ra ở thượng vị hoặc vùng bụng trên phải, với các trường hợp đau nhiều nhất ở vùng thượng vị, khiến dễ nhầm với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đau nhiều và liên tục, cơn đau có thể làm cho bệnh nhân ngưng thở. Đau xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn, hoặc đau về đêm thường làm cho bệnh nhân thức giấc. Ngoài ra, các triệu chứng khác bao gồm đau lưng, đau bụng trên trái, buồn nôn và nôn, đầy bụng (khó tiêu với thức ăn mỡ).

Polyp túi mật: Polyp túi mật là thuật ngữ chuyên môn y học để mô tả các hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào trong lòng túi mật. Các hình thái tổ chức có bản chất cấu trúc khác nhau, có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc không lành tính (ung thư). Trên 95% polyp túi mật là tổ chức lành tính, trong đó thường gặp nhất (40-70%) là cholesterol polyp (cholesterol là chất béo có mặt ở màng tế bào và lưu hành trong máu với một nồng độ nhất định), tiếp đến là polyp hình thành do viêm, polyp hình thành do phát triển tăng sinh tổ chức tuyến, polyp có bản chất là tổ chức mỡ, tổ chức cơ mỡ, tổ chức cơ tuyến, dị hình mạch máu...

Polyp túi mật có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Tuy vậy, trên thực tế polyp túi mật chủ yếu gặp ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em. Có rất nhiều các yếu tố thuận lợi để hình thành polyp túi mật như: nồng độ đường máu, mỡ máu, béo phì, thói quen ăn uống, nhiễm virut viêm gan... Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) đã giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán polyp túi mật.

Polyp túi mật nhỏ thường không có triệu chứng và không cần điều trị. Tuy nhiên, những bệnh nhân có polyp lớn hơn 10mm, hay đau quặn mật mơ hồ tái diễn, đặc biệt là các trường hợp có đồng thời sỏi mật thì thường có chỉ định cắt túi mật.

Muốn túi mật khỏe mạnh, phải làm sao?

Đa phần sỏi túi mật được hình thành từ sự lắng đọng cholesterol, vì vậy một chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng cholesterol thấp, ít chất béo sẽ tốt cho sức khỏe của túi mật.

Cần kiểm soát cân nặng nhờ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên; không áp dụng chế độ giảm cân quá khắt khe và nhanh chóng, bởi có bằng chứng cho thấy việc làm này có thể làm thay đổi đột ngột quá trình sinh lý mật, làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Ăn uống điều độ cũng là một phần của chế độ ăn duy trì sức khỏe cho túi mật bởi mật thường được tích tụ trong một thời gian nhất định rồi mới tiết ra khi ta ăn. Nếu ăn một bữa quá nhiều chất dinh dưỡng hay quá no sẽ làm mật quá tải, dễ hình thành sỏi mật.

BS. Bùi Xuân Trường

Chăm sóc bệnh nhân bị tiêu chảy

Mỗi khi mùa mưa lũ đến người dân quê tôi lại phải chống chọi với dịch bệnh, nhất là dịch tiêu chảy. Tôi đọc sách thấy nói, khi bị tiêu chảy ...